Từng xuất bản lần đầu năm 1960,úchơisáchcủahọcgiảVươngHồngSểnraấnbảnđặcbiệngười đẹp gangnam trở thành một trong những cuốn sách đầu tiên thử tìm cách định nghĩa về "thú chơi sách" và bàn luận về nhiều khía cạnh của sở thích nhàn nhã, phong lưu này, nay Thú chơi sáchvừa được NXB Trẻ ra mắt ấn bản đặc biệt: Sách có bìa cứng mang phong cách cổ xưa, thêm bìa áo bọc ngoài trang trọng, và những tấm hình do biên tập viên chụp tại chính Vân Đường phủ - căn nhà xưa của cụ Vương Hồng Sển trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Phần mục lục ghi chi tiết, nêu rõ nội dung từng phần nhỏ vốn không có sự tách biệt trong sách, giúp bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và tham khảo.
Nói về thú vui chơi sách, học giả Vương Hồng Sển khẳng định: "Thú chơi sách đã nói là một thú phong-lưu. Mỗi người đều chơi theo sở-thích riêng, theo cách phong-lưu mình tự hiểu. Thử hỏi chừng nào xã-hội chúng ta mới có hạng người biết thương sách, mê sách, biết chơi sách và trân-trọng xem cuốn sách như những bạn tốt, đáng được gìn-giữ lâu dài, và muốn được như thế, cần phải biết dày công săn-sóc, nhứt là phải biết nương tay. Cuốn sách phải được cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa. Lật mạnh tay, lật bằng móng tay, lật bằng tay thấm nước miếng, gạch làm dấu trong sách bằng móng tay ghì mạnh, bẻ gãy trang sách để nhớ chỗ, mặc dầu đi Tây về, mặc dầu có bằng chuyên môn quản-thủ thư-viện, có những cử-chỉ trên kia, chưa xứng mặt là nhà chơi sách".
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện NXB Trẻ cho biết thêm: "Nội dung ấn bản đặc biệt này dù bám sát ấn bản xưa, với cách viết gạch nối và những từ cổ có thể xa lạ với độc giả hiện đại, nhưng lại hàm chứa nhiều thông tin quý giá về chữ quốc ngữ một thời và ngôn ngữ miền Nam".
Cụ Vương Hồng Sển cũng tiết lộ trong ấn bản mới về "tuổi thơ dữ dội" ham tìm sách để đọc, về người mẹ hiền tần tảo đã gieo vào lòng ông tình thương đến từng con chữ, và về những câu chuyện cùng nhiều nhân vật thú vị mà ông có dịp may mắn tao ngộ trên hành trình sưu tầm sách của mình.